Chính sách giáo dục

Quy định về sử dụng ngôn ngữ

Tại Trường Mầm non Quốc tế Mỹ Rosemont, chúng tôi tin rằng ngôn ngữ cả tiếng Anh và tiếng Việt đóng một vai trò thiết yếu trong tất cả các lĩnh vực học tập. Chúng tôi nhận thấy rằng phát triển ngôn ngữ là một quá trình liên tục. Học sinh học ngôn ngữ, học về ngôn ngữ, học thông qua ngôn ngữ và do đó, chúng tôi đảm bảo rằng tất cả giáo viên của chúng tôi đều là giáo viên ngôn ngữ. Ngôn ngữ được củng cố theo nhiều cách, củng cố một cách học thuật, củng cố thông qua thực tế và được dùng như một phương tiện giảng dạy. Ngôn ngữ là phương tiện truyền thông thực sự xuyên suốt mà học sinh và giáo viên thực hiện các kết nối qua chương trình giảng dạy. Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính của giảng dạy, nhưng chương trình cũng đưa vào các phương pháp để khuyến khích sự hỗ trợ và phát triển của tất cả các ngôn ngữ khác mà các bé sử dụng.

Quy định về kiểm tra đánh giá chất lượng dạy và học

Tại Trường Mầm non Quốc tế Mỹ Rosemont giáo trình soạn, giảng dạy và đánh giá là phụ thuộc lẫn nhau. Đánh giá là một công cụ quan trọng để nắm được những gì trẻ biết và có thể làm. Do đó, điều quan trọng là phải xác định thời điểm đánh giá, phương thức đánh giá, và những mặt cần đánh giá nhằm hỗ trợ cho việc lên kế hoạch, giảng dạy và học tập.

Giáo viên sử dụng nhiều chiến lược và công cụ để đánh giá học sinh học tập và tối đa hóa tiềm năng trong “những vùng phát triển” của trẻ.

Trường Mầm non Quốc tế Mỹ Rosemont khuyến khích học sinh có tư duy toàn cầu, do đó các đánh giá được coi là một khía cạnh quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ học thông qua năm yếu tố cần thiết của việc học: sự hiểu biết về khái niệm, thu nhận kiến ​​thức, nắm vững các kỹ năng, phát triển thái độ và quyết định hành động có trách nhiệm. Ngoài ra, điều quan trọng là toàn bộ giáo viên, nhân viên nhà trường hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá, những gì đang được đánh giá, và các tiêu chí để thành công.

Đánh giá được sử dụng để sàng lọc sự tiến bộ, thành tích và nỗ lực của trẻ. Nó cũng được sử dụng để thích ứng với chương trình giảng dạy và phân biệt quy hoạch cho phù hợp

Quy định về an toàn mạng Internet

Trường Mầm non Quốc tế Mỹ Rosemont sử dụng các công nghệ tiên tiến và phương pháp giảng dạy tiên tiến để tăng cường khả năng học tập của trẻ, thúc đẩy sự hợp tác và tạo thuận lợi cho việc sáng tạo và chia sẻ kiến thức trong nước và toàn cầu. Để thúc đẩy công dân kỹ thuật số có trách nhiệm và sử dụng công nghệ thông tin, tất cả người dùng thiết bị kết nối mạng và các thiết bị vi tính kết nối mạng đều phải tuân thủ các quy tắc và nguyên tắc được nêu trong Chính sách an toàn mạng.

An toàn học đường

Kiểm soát an ninh ra/vào trường

Mục đích của việc kiểm soát tình hình ra, vào trường là để đảm bảo an toàn cho trẻ và nhân viên ở trường cũng như bảo vệ cơ sở vật chất của trường.

Giờ đưa đón

  • Cửa ra vào sẽ được mở để đón trẻ vào lúc 8:00 sáng. Nhân viên an ninh sẽ theo dõi sát sao việc ra vào cửa.
  • Từ 8:00 đến 8:30 (Giờ đưa trẻ đến trường), phụ huynh (người giám hộ) ký xác nhận đã đưa trẻ đến trường.
  • Từ 3:30 đến 4:00 chiều (Giờ đón trẻ), phụ huynh (người giám hộ) ký xác nhận đón trẻ.
  • Sau 4:00 chiều, trẻ chưa được đón sẽ tập hợp ở khu vực quy định, giáo viên báo cáo với văn phòng các trường hợp đón muộn. Phí đón muộn sẽ được áp dụng đối với các trường hợp trẻ được đón sau 4:00 chiều.

Trong giờ học

  • Trong khoảng thời gian giữa 8:30 sáng and 3:00 chiều, toàn bộ các phụ huynh (trừ trường hợp vào đưa đón học sinh) và khách đến liên hệ công việc được yêu cầu đăng ký với bộ phận an ninh các thông tin sau: tên, số CMND hoặc hộ chiếu (đối với trường hợp khách vào liên hệ công việc), tên, lớp học của trẻ (nếu là phụ huynh), lí do, giờ ra/ vào. Nhân viên an ninh sẽ phát thẻ ra vào sau khi đã lưu lại các thông tin trên.
  • Khách/ phụ huynh sẽ được nhân viên an ninh đưa đến văn phòng trường. Khách/ phụ huynh không được tự ý vào lớp học và các khu vực khác trong trường.
  • Nhân viên văn phòng sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách/ phụ huynh. Các cuộc hẹn với giáo viên và nhân viên của trường sẽ diễn ra trong khu vực tiếp khách của văn phòng. Phụ huynh cần gặp giáo viên hoặc hiệu trưởng cần đặt lịch hẹn trước. Lịch hẹn với giáo viên sẽ được sắp xếp ngoài giờ học.
  • Nhân viên văn phòng sẽ đi cùng trong trường hợp khách/ phụ huynh cần vào lớp học hoặc các khu vực khác trong trường.
  • Nhân viên an ninh được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ một cách nghiêm túc. Khách/phụ huynh đi lại tự do trong khu vực trường sẽ được nhân viên an ninh mời vào văn phòng.
  • Các quy định về ra vào khu vực trường sẽ không áp dụng trong các sự kiện như Hội Chợ Giáng Sinh.

Khu vực sân chơi

Nhà trường luôn có giáo viên giám sát để đảm bảo an toàn cho trẻ trong khu vực sân chơi trong nhà và ngoài trời. Trẻ được khuyến khích chơi an toàn trong không gian rộng, với các đồ chơi lớn. Ra ngoài trời, trẻ được đội mũ che nắng, đi giầy vải mềm hoặc đi sandal để việc vận động được an toàn, thuận tiện.

Nhận và chuyển đồ của phụ huynh gửi cho học sinh

Phụ huynh có thể gửi đồ cho học sinh tại khu bảo vệ. Nhà trường sẽ không nhận gửi các sản phẩm không xác định được rõ nguồn gốc, xuất sứ, các văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, chất gây cháy nổ… Nhà trường tuyệt đối không nhận phong bì và các hộp bao gói không xác định được đồ vật bên trong, không nhận tiền bạc và đồ trang sức đắt tiền. Nhà trường có quyền từ chối nhận đồ nếu người gửi không chứng minh rõ về nhân thân hoặc chưa xác định được danh tính của người gửi đối với bệnh nhân, không xuất trình được các giấy tờ ủy quyền hoặc quyền giám hộ đối với học sinh.

Lớp học

Trẻ không được phép ở trong lớp nếu không có sự hiện diện của người lớn. Giáo viên luôn tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn sử dụng các đồ dùng, đồ chơi trong lớp một cách an toàn.
Không được lưu trữ chất lỏng nguy hiểm trong các lớp học. Các chất tẩy rửa phải được lưu trữ và khóa cẩn thận. Không được mang thuốc uống vào lớp, ngoại trừ sịt dành cho bệnh nhân hen suyễn với sự lưu tâm của giáo viên chủ nhiệm và y tá nhà trường.
Trẻ không được phép vào khu vực bể bơi, phòng tập thể dục, phòng vi tính, thư viện trừ khi có người lớn giám sát.

Báo cháy và sơ tán

  • Trong trường hợp khẩn cấp, còi sẽ báo động. Cả trường sẽ được sơ tán một cách nhanh chóng nhưng có trật tự. Không ai được dừng lại để lấy tài sản.
  • Sơ đồ chỉ dẫn chi tiết các lối thoát hiểm được dán trong tất cả các phòng và tất cả mọi người phải nắm rõ sơ đồ này.
  • Sau khi rời khỏi tòa nhà, trẻ và nhân viên được tập hợp theo lớp tại khu vực chỉ định. Trẻ và giáo viên được kiểm tra đối chiếu với sổ điểm danh để đảm bảo tất cả đã thoát khỏi tòa nhà. Tên của khách tham quan được kiểm tra đối chiếu với tên đăng ký trên sổ an ninh của bảo vệ và thông tin từ thẻ phụ huynh.
  • Hàng năm, toàn thể nhà trường sẽ có ít nhất hai cuộc diễn tập thoát hiểm khi có hỏa hoạn để thực hành việc sơ tán khẩn cấp.

Đưa dón trẻ bằng xe buýt

Nhà trường cung cấp dịch vụ xe buýt đưa đón trẻ tại một số quận trong thành phố. Phụ huynh có con đi xe buýt của nhà trường cần cho con có mặt tại điểm đón trước giờ quy định. Trẻ phải có thẻ xe buýt mới được tiếp nhận lên xe. Phụ huynh cần ký nhận với giáo viên tại điểm đưa đón trẻ. Xe buýt được trang bị dây an toàn và không được phép di chuyển cho đến khi tất cả trẻ đã thắt dây an toàn. Nhân viên trên mỗi xe đều mang điện thoại di động để liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Giám sát xe buýt phải kiểm tra khoang xe trước và sau khi đón, trả trẻ. Nếu phụ huynh cần biết thêm chi tiết về dịch vụ xe buýt, vui lòng liên hệ với nhân viên tuyển sinh của nhà trường.

Sức khỏe học đường

Khám sức khỏe định kỳ

Trẻ được kiểm tra sức khỏe toàn diện 2 lần/năm bởi các bác sĩ chuyên khoa. Hồ sơ kiểm tra sức khỏe của mỗi trẻ phải được nộp trước khi nhập học. Phụ huynh nên liên tục cập nhật khi có thay đổi thông tin về tình hình sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị hen suyễn phải luôn mang thuốc bên mình. Nhà trường cần được thông báo về trường hợp trẻ bị hen suyễn để các nhân viên có thể chú ý và biết cách hỗ trợ khi trẻ lên cơn hen ở trường.

Y tá của trường sẽ giúp trẻ bị bệnh hoặc bị thương trong khi học tại trường. Nhà trường sẽ liên lạc với phụ huynh để đón trẻ về nhà khi bị bệnh và không thể tiếp tục học. Bất kỳ trẻ nào đến phòng y tế và được chăm sóc sẽ được thông báo ngay về cho phụ huynh.

Cam kết cung cấp thông tin sức khỏe của trẻ

Đầu năm học bên cạnh khám sức khỏe định kỳ, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) sẽ chuyển bản cứng thông tin sức khỏe của trẻ về cho phụ huynh để điền thông tin và gửi lại cho GVCN. Nhân viên y tế, GVCN căn cứ bản thông tin sức khỏe phụ huynh cung cấp cùng kết quả khám sức khỏe của trẻ để điều chỉnh hoạt động học tập, chăm sóc hàng ngày cho phù hợp.

Phụ huynh cần bổ sung thông tin kịp thời cho giáo viên chủ nhiệm lớp khi có những thay đổi về sức khỏe hoặc nhu cầu chăm sóc đặc biệt cho con.

Trường hợp trẻ mắc các bệnh lây nhiễm, gia đình cần cho con nghỉ học và kịp thời cung cấp thông tin tình trạng bệnh cho nhà trường để phối hợp phòng dịch cho các trẻ.

Tai nạn ốm đau và cấp cứu y khoa

Đối với tai nạn ốm đau nhẹ

GVCN gọi điện thoại thông báo cho phụ huynh. Nhân viên y tế (NVYT) trao đổi tình trạng của trẻ với phụ huynh, xử lý y tế đã được thực hiện và lấy ý kiến phụ huynh về việc tiếp tục chăm sóc trẻ tại trường hay phụ huynh tới đón trẻ về nghỉ ngơi.

Đối với tai nạn ốm đau nặng/nghiêm trọng

Sau khi thu thập thông tin sự việc và xác định nhanh nguyên nhân tai nạn, Ban giám hiệu gọi điện thông báo tình hình cho phụ huynh, NVYT tư vấn cho phụ huynh lựa chọn bệnh viện sẽ chuyển trẻ tới cấp cứu (bệnh viện gần nhất hoặc bệnh viện có chuyên khoa phù hợp nhất) và yêu cầu phụ huynh có mặt tại bênh viện sớm nhất. Phụ huynh là người ra quyết định cuối cùng về việc lựa chọn bệnh viện. Phụ huynh vui lòng thông báo với văn phòng khi có bất kỳ thay đổi nào về số điện thoại nhà, công ty hay số điện thoại liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.

Cam kết xử lý tính huống khẩn cấp

Phụ huynh ủy quyền cho nhà trường, trong các tình huống mà nhà trường tin một cách hợp lý là khẩn cấp, để tìm kiếm những tư vấn và điều trị y tế cho học sinh và đồng ý thanh toán hoặc hoàn trả cho nhà trường các chi phí tư vấn và điều trị cho học sinh.

Đăng ký sử dụng thuốc tại trường

Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả trong sử dụng thuốc, tránh ngộ độc thuốc cũng như các phản ứng phụ gây ra do sử dụng thuốc không đúng cách. Phụ huynh xin lưu ý một số quy định trong việc sử dụng thuốc và chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường như sau.

  1. Các loại thuốc mà phụ huynh gửi cho trẻ uống tại trường cần có đơn thuốc do bác sĩ chỉ định. Nhà trường từ chối nhận thuốc nếu không có đơn bác sĩ, không có nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất (bao gồm những trường hợp có đơn của bác sĩ nhưng không có nhãn mác, hạn sử dụng, nơi sản xuất).
  2. Nhà trường không nhận gửi các loại thuốc bổ và thực phẩm chức năng (trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ).
  3. Với các loại thuốc không cần đơn chỉ định của bác sĩ, nhà trường chỉ nhận các loại thuốc siro điều trị triệu chứng, nước muối nhỏ mũi, oresol. Khi trẻ có dấu hiện sốt cao, bênh nặng, bệnh lây nhiễm, đề nghị phụ huynh cho con đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, chăm sóc tại gia đình và thông báo cho nhà trường về tình trạng bệnh của con.
  4. Các loại thuốc viên, thuốc gói dạng bột cần còn nguyên bao gói bảo vệ. Nhà trường không nhận thuốc viên, gói dùng dở của trẻ (nếu còn) sau khi kết thúc thời gian điều trị.
  5. Phụ huynh có nhu cầu gửi thuốc cho con uống giữa buổi học cần điền “Đơn đề nghị cho học sinh sử dụng thuốc”. Phụ huynh bàn giao thuốc và đơn đề nghị vừa nêu trực tiếp cho cán bộ y tế trực tại phòng y tế của trường. Nếu trẻ sử dụng dịch vụ đón trả bằng xe buýt của trường thì phụ huynh gửi đơn đề nghị và thuốc cho giám sát xe buýt để chuyển lại cho cán bộ y tế của nhà trường.

Bệnh truyền nhiễm

Học sinh bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh Chân Tay Miệng, SARS, H1N1, sởi, thủy đậu, quai bị, rubella, viêm kết mạc, v.v…phải nghỉ học ở nhà. Học sinh chỉ được đi học trở lại khi có giấy chứng nhận của Bác sĩ có thẩm quyền xác nhận rằng học sinh đã hoàn toàn bình phục và đủ điều kiện để tiếp tục học tập tại Trường. Giấy chứng nhận của Bác sĩ phải nộp cho giáo viên chủ nhiệm trước khi học sinh đi học trở lại.

Một số gợi ý về việc trẻ được coi là đang mắc bệnh truyền nhiễm trong các giai đoạn sau đây:

  1. Thủy đậu: 5 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban cho đến khi các bọng nước bắt đầu khô.
    Triệu chứng: Sốt, nhức đầu, nốt đậu hoặc mụn nước bắt đầu xuất hiện trên cơ thể và lan ra mặt, chân tay.
  2. Sởi đức (Rubella): 6 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban.
    Triệu chứng:  Phát ban đỏ phần nhiều ở trên cổ.
  3. Sởi:  4 ngày kể từ ngày phát ban.
    Triệu chứng: Sốt nhức đầu, phát ban toàn thân.
  4. Quai bị: 5 ngày sau khi xuất hiện sưng tuyến mang tai hoặc đến khi triệu chứng sưng giảm hẳn.
    Triệu chứng: Sốt, sưng và đau của các tuyến ở góc hàm.
  5. Viêm gan truyền nhiễm:  7 ngày kể từ ngày xuất hiện vàng da hay 7 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng nếu không có vàng da.
    Triệu chứng: Đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mữa… Da và mắt có thể chuyển sang màu vàng.
  6. Viêm kết mạc (mỏi mắt): Trẻ không nên đi học cho đến khi điều trị có hiệu quả hay đến khi không ghèn. Bệnh có tính chất lây nhiễm cao và nên được điều trị ngay lập tức.
    Triệu chứng: Ngứa, đỏ, chảy nước mắt và ghèn.
  7. Chấy (rận): Nếu một trẻ có chấy hoặc trứng chấy, Nhà trường sẽ thông báo với phụ huynh đón trẻ về nhà. Cả lớp sẽ được kiểm tra và được gửi thông báo về nhà. Khi việc điều trị chấy có hiệu quả và trẻ không còn chấy, trứng chấy, trẻ có thể đi học lại.
  8. Tay, chân và miệng: 5-7 ngày kể từ khi bệnh được phát hiện cho tới khi khỏi hẳn.
    Triệu chứng: Sốt, nhức đầu, đau họng, bị loét hay bóng nước bên trong hay xung quanh miệng, lở loét hay phát ban trong lòng bàn tay hay lòng bàn chân.
  9. Chốc lở: Đến khi các vết thương hình thành lớp bao phủ hoặc chữa lành. Hoặc sau 48 giờ đầu điều trị thuốc.
    Triệu chứng: Dịch hoặc các mụn nước chứa đầy mủ hoặc lở loét trên chân hoặc bàn chân và cuối cùng chở thành vết loét sâu.
  10. Ghẻ: Trẻ có thể chở lại trường học sau đợt điều trị đầu tiên.
    Triệu chứng: Phát ban và ngứa dữ dội.

Khi trẻ ho nhiều hay bị cảm hoặc mắc các bệnh thông thường nhưng rất dễ lây khác, phụ huynh sẽ được yêu cầu để trẻ ở nhà để bệnh không lây qua các trẻ khác. Trẻ nào bị nôn mửa hoặc tiêu chảy cần nghỉ ở nhà sau 48 giờ sau lần cuối phát bệnh. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao trên 37,5 độ C thì trẻ phải ở nhà ít nhất trong vòng 24 tiếng.